Một lưu ý ngắn gọn về Lời chào mừng và tri ân với đất nước
Xin chào, tôi là tiến sĩ Michelle Locker, một giảng viên cao cấp tại Khoa Giáo dục, trường Đại học Western Sydney. Tôi bắt đầu vị trí này vào tháng một năm 2023; tuy nhiên, từ năm 2020 đến năm 2022 tôi đã làm việc tại đây với tư cách là Nghiên cứu viên sau Tiến sĩ tại văn phòng Phó Hiệu trưởng phụ trách các vấn đề lãnh đạo dân tộc bản địa.
‘Warami, deay georah Michelle Locke, ingay ingorah Dharugule Dyin.’[i]
Theo tiếng của người Dharug có nghĩa là ‘Xin chào, tên tôi là Michelle Locke, và tôi là một người phụ nữ Dharug’. Sự kết nối của tôi với đất nước Dharug được kế thừa từ bà ngoại của tôi và dòng dõi mẫu hệ nhiều đời đã sinh sống trên đất nước này từ trước khi bị xâm lược và thuộc địa hoá, đổi tên thành nước Úc ngày nay. Tôi tự coi mình là người may mắn nhất khi tôi có thể tìm lại kết nối nguồn cội của mình từ gia đình tới cụ tổ của chúng tôi Yarramundi, người đã và vẫn một huyền thoại của bộ lạc Boorooberongal (vùng Richmond NSW) của Quốc gia Dharug.
Là một phụ nữ Dharug và là một học giả bản địa tại Đại học Western Sydney, tôi đã chứng kiến nhiều sự kiện ở đó những đóng góp và thành tích của nhân viên và sinh viên thổ dân được công nhận và tôn vinh. Tôi luôn được truyền cảm hứng và động lực từ những giáo viên và sinh viên – những người cởi mở với sự thật, sẵn sàng lắng nghe và học hỏi từ và cùng với người dân bản địa. Tuy nhiên, tôi cũng thấy nản lòng vì kiến thức của người thổ dân thường bị đánh giá thấp, bị hiểu sai hoặc bị sử dụng sai mục đích.
Trong bài luận này, tôi muốn thu hút sự chú ý của người đọc đến các nghi thức và thực hành Lời chào mừng và Lời tri ân đất. Để hiểu và đánh giá đúng mục đích và ý nghĩa của các nghi thức này, điều bắt buộc là độc giả phải hiểu bản sắc và sự gắn bó của thổ dân với vùng đất của họ theo quan điểm của thổ dân. Ở phần đầu của bài luận này, tôi đã giới thiệu bản thân theo hai cách. Đầu tiên, tôi đã đưa ra phần giới thiệu xác định vị trí của tôi với tư cách là một học giả tại Đại học Western Sydney và cung cấp bằng chứng về trình độ học vấn của tôi. Thứ hai, tôi đã chia sẻ thông tin xác định mối liên hệ của tôi với đất nước Dharug của tôi, đây là một thông lệ cần thiết khi người dân bản địa gặp nhau, đặc biệt là trong lần đầu tiên. Từ phần giới thiệu này, người dân bản địa hiểu được tôi thuộc về đâu và cộng đồng nào. Họ sẽ biết được liệu chúng tôi có họ hàng gần hay có những mối gắn kết chung do cùng nguồn cội. Phần giới thiệu này cũng cho phép tôi bày tỏ sự tôn trọng và trách nhiệm về mặt văn hóa đối với Tổ tiên, Bậc trưởng lão và Đất nước của mình.
Sự kết nối của một người với đất nước là một phần không thể thiếu của bản sắc cá nhân. Tynan (2021, 597) cho chúng ta biết rằng ‘Đất nước đóng vai trò trung tâm trong việc hiểu cách mọi thứ được kết nối với nhau như một hệ thống, và con người là một phần của hệ thống rộng lớn Truyền thuyết/Luật pháp và kiến thức dẫn dắt hành vi của con người trên một địa chính trị nhất định, chứ không phải là trung tâm của hệ thống đó’. Thêm vào đó, Carlson (2016, 146) nhấn mạnh rằng quan niệm của người thổ dân về mối liên hệ sâu sắc của họ với lãnh thổ của họ là một khía cạnh cốt lõi của bản sắc văn hóa thổ dân, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt họ với những người không phải thổ dân, đặc biệt là về cách họ hiểu và liên hệ với thế giới.
Điều này đặc biệt phù hợp khi chúng ta xem xét những tác động của cuộc xâm lược và thực dân hóa lên cuộc sống của người Thổ dân. Việc cưỡng bức loại bỏ thổ dân – những Người Chủ nhân Truyền thống – khỏi đất nước của họ và việc thực thi các Luật pháp Phương Tây đã gây ra nhiều thiệt hại, và trong nhiều trường hợp, là sự phá hủy không thể khắc phục đối với các quốc gia, văn hóa, ngôn ngữ và các nghi thức của thổ dân. Hơn nữa, bản sắc của người Thổ dân hiện nay thường bị mô tả hoặc gán cho một cách không chính xác và thậm chí sai lệch bởi những người không phải Thổ dân hoặc các tổ chức có quyền lực và ảnh hưởng, chẳng hạn như các nhà giáo dục, chính trị gia và truyền thông (Behrendt 2016; Carlson 2016; Moreton-Robinson 2015; Shay et al. 2021).
Do đó, các nghi thức như Lời chào mừng đến với đất nước (Welcome to Country) cho phép Người Chủ nhân Truyền thống thể hiện và củng cố sự kết nối, thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với đất nước mình khi họ đại diện cho Đất nước họ, Tổ tiên và bậc Trưởng lão của họ chào đón du khách tới đất nước mình. Tương tự như vậy, Lời tri ân với đất nước (Acknowledgements to Country) cung cấp cho du khách vốn không phải là người bản địa hoặc thổ dân một cơ hội thực sự để thể hiện sự công nhận, sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với Chủ nhân Truyền thống của đất nước mà họ đang đến thăm, làm việc và/hoặc sinh sống.
Tôi không ý định hay ở một vị trí có thể nói thay cho tất cả người dân bản địa, nhưng tôi hy vọng rằng bằng cách chia sẻ sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình với tư cách là một phụ nữ Dharug [ii] và một học giả, tôi có thể làm sáng tỏ phần nào và có lẽ khơi dậy sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa văn hóa và sự khác biệt giữa Lời chào đón và Lời tri ân đất nước.
Sự khác biệt chính giữa Lời chào mừng và Lời tri ân với đất nước nằm trong các nghi thức văn hoá xác định ai là người có quyền và trách nhiệm thực hiện các nghi thức này. Lời chào mừng đến với đất nước chỉ có thể được gửi đi bởi những Người Chủ nhân Truyền thống của vùng đất nơi diễn ra sự kiện. Ví dụ, là một phụ nữ Dharug, tôi chỉ có thể diễn đọc Lời chào mừng tại các cuộc họp hay sự kiện được tổ chức tại đất nước Dharug. Ngược lại, bất cứ ai cũng có thể thực hiện Lời tri ân với đất nước, bất kể họ có phải là người bản địa hay không. Điều này cũng tương tự như việc các bạn:
(i) chào đón khách tới thăm nhà mình, hoặc
(ii) chủ động tri ân lòng hiểu khách của chủ nhà đã chào đón bạn tới nhà họ.
Việc thực hiện Lời chào mừng đến với đất nước là trọng trách thường được giao phó cho những bậc Trưởng lão của đất nước đó. Nếu như không có bậc Trưởng lão nào có mặt, một Người Chủ nhân Truyền thống khác của quốc gia đó có thể thay mặt Trưởng lão và Tổ tiên của họ chào đón khách. Trong một số trường hợp, Trưởng lão có thể đề cử một thành viên cộng đồng cụ thể để thay mặt họ chào đón khách, đây có thể là một phần trong quá trình đào tạo thành viên này thành người kế tục. Cần lưu ý rằng, không phải chỉ có một hình thức nhất định để thực hiện Lời chào mừng đến với đất nước, mà có thể bao gồm biểu diễn nhạc cụ, ca hát, khiêu vũ hoặc kể chuyện. Người Chủ nhân Truyền thống có thể thể hiện lời chào mừng bằng ngôn ngữ của chính dân tộc họ. Tùy thuộc vào từng sự kiện cụ thể, Lời chào mừng cũng có thể bao gồm Lễ nhóm lửa (Smoking Ceremory). Trách nhiệm quyết định cách thức thực hiện Lời chào mừng thuộc về Người Chủ nhân Truyền thống có mặt tại sự kiện. Họ có thẩm quyền quyết định hình thức, phong cách hoặc các yếu tố cụ thể của buổi lễ, vì đây là một tập tục văn hóa bắt nguồn từ truyền thống của họ.
Điều quan trọng nhất về Lời chào mừng đến với đất nước là nó thực chất là sự chia sẻ kiến thức văn hóa về Quốc gia thổ dân – nơi sự kiện đang được tổ chức. Một lời chào mừng cung cấp cái nhìn sâu sắc về thế giới quan và nhân sinh quan của thổ dân; nó xác định các kết nối và trách nhiệm mà họ có với nhau và với vùng đất mà họ sinh sống, và với tất cả những thực thể trên mảnh đất ấy (Martin, 2008; Wilson, 2016; Yunkaporta, 2019). Thông qua Lời chào mừng đến với đất nước, cộng đồng thổ dân chia sẻ những tri thức về lịch sử của những tồn tại xung quanh họ, về tổ tiên, tâm linh, và những câu chuyện về vùng đất của họ, và thông qua đó, họ mang đến một ‘con đường an toàn’ – một sự bảo vệ cho những vị khách đến thăm, những người đến sinh sống và làm việc ở Đất nước của họ. Lời chào mừng đến với đất nước còn là một yêu cầu với tất cả mọi người hãy quan tâm tìm hiểu và tôn trọng và bảo vệ nền văn hoá, nghi thức truyền thống của thổ dân. Vì vậy, lời chào mừng đến đất nước không chỉ là lời nói suông; đó là sự chia sẻ một hệ thống kiến thức đã tồn tại trong hàng trăm nghìn năm với mục đích duy trì và phát triển các mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau, tương hỗ bền chặt với nhau.
Lời tri ân với đất nước, mặc dù có thể được một người thổ dân có mối liên hệ với một quốc gia thổ dân khác, hoặc một người không phải thổ dân đưa ra, nhưng vẫn có những nghi thức văn hóa cần được tôn trọng. Đầu tiên, điều quan trọng là người thực hiện Lời tri ân phải định vị bản thân bằng cách giới thiệu bản thân mình và mối liên hệ tổ tiên của mình. Đây là một nghi thức văn hóa quan trọng mà người thổ dân đã thực hành theo nhiều cách khác nhau từ rất lâu trước khi bị xâm lược, thể hiện sự tôn trọng và có đi có lại giúp họ xác định được mối liên hệ họ hàng và tâm linh của mình với nhau và với Đất nước. Những Người Chủ nhân Truyền thống diễn đọc Lời chào mừng tới Đất nước cũng sẽ định vị mình theo cách này, vì nó cung cấp một hình thức xác nhận văn hóa về quyền chào đón của họ với tư cách chủ nhà, nó trái ngược với một lời xác nhận mang tính chung chung (Martin, 2008).
Như vậy, người diễn đọc Lời tri ân cần phải xác định Người Chủ nhân Truyền thống của Đất nước, và bày tỏ lòng tôn trọng với những bậc Trưởng lão của họ, những người đã, đang và sẽ tiếp tục là hiện diện trên vùng đất nơi sự kiện đang được tổ chức. Tương tự như Lời chào mừng đến với đất nước, không phải chỉ có duy nhất một cách thức để thể hiện Lời tri ân. Theo kinh nghiệm của tôi, những lời tri ân được đón nhận một cách tốt nhất không phải là những lời được đọc lên từ một bản copy phổ biến, mà phải là những lời thể hiện sự tôn trọng và công nhận thực sự. Khi một lời tri ân được diễn đọc như là một phần bắt buộc phải có mang tính thủ tục trong chương trình, nó đã tách rời mục đích và ý nghĩa của sự kiện, và do đó, nó chỉ còn là những lời sáo rỗng, hoặc qua loa hình thức cho xong việc. Giống như Lời chào mừng đến với đất nước, Lời tri ân không chỉ là lời nói xã giao, mà còn hướng tới truyền tải thông điệp của sự công nhận về địa điểm linh thiêng (Đất nước) nơi diễn ra sự kiện.
Việc thể hiện Lời tri ân với đất nước không yêu cầu bạn phải hiểu đầu đủ hoặc tuân theo thế giới quan của những người bản địa. Một Lời tri ân chân thành đến đất nước thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao sự tồn tại của người thổ dân và giá trị của hệ thống kiến thức, nền văn hoá của họ đối với lịch sử, với tiến trình và tương lai của tất cả những người đang sinh sống, tới thăm, làm việc hay học tập ở đất nước đó.
Để đưa ra một lời Tri ân chân thành, bạn cần cân nhắc, tôn trọng một thế giới quan có thể khác biệt đáng kể với thế giới quan của chính bạn, và chiêm nghiệm về cách mà thế giới quan đó có thể mang lại lợi ích cho bạn và ảnh hưởng tới nhân sinh quan của bạn (Proud and Morgan 2021). Điều này không hề yêu cầu bạn phải từ bỏ niềm tin hoặc tập quán văn hoá của chính mình. Thay vào đó, nó mang đến cho bạn một cơ hội mở rộng tâm trí và tinh thần của mình qua việc thừa nhận và cân nhắc đến một nền văn hoá có lịch sử lâu đời trên mảnh đất này. Theo quan điểm của tôi Lời tri ân với đất nước là vô cùng quý giá vì nó cho phép những người không phải thổ dân và những Người kế thừa Truyền thống từ những quốc gia khác bày tỏ sự tôn trọng và thấu hiểu của họ về tầm quan trọng và giá trị của kiến thức, ngôn ngữ bản địa đối với tất cả những người đang sinh sống, làm việc và du lịch trên nước Úc.
Tổng kết lại, tôi muốn nói rằng việc thể hiện Lời chào mừng hoặc Lời tri ân đất nước một cách qua loa, hình thức, hoặc diễn đọc những lời này như một cái máy sẽ cho thấy những người tổ chức sự kiện là thiếu tôn trọng. Nó gợi ý rằng các nhà tổ chức nên nỗ lực thực sự để hiểu và tôn vinh văn hóa, lịch sử và các nghi thức của truyền thống của những người là chủ nhân truyền thống của vùng đất họ đang sinh sống, làm việc và ghé thăm.
Didjerigur, theo tiếng Dharug, đó là những gì tôi muốn nói.
Hello, I am Dr Michelle Locke, a Senior Lecturer in the School of Education at Western Sydney University. I began this position in January of this year (2023); however, I was previously employed from 2020- 2022 at Western Sydney as a Postdoctoral Research Fellow with the office of Deputy Vice Chancellor Indigenous leadership.
Warami, deay georah Michelle Locke, ingay ingorah Dharugule Dyin. [i]
Hello, my name is Michelle Locke, and I am a Dharug woman. My connection to Dharug Country is with my maternal grandmother and this ancestral line travels back before the invasion and colonisation of this place now named Australia. I consider myself most fortunate that I am able to trace my connection to Country through family to Yarramundi, who was and remains Kuradji and Loreman of the Boorooberongal Clan (Richmond NSW) of the Dharug Nation. I am also fortunate to know and connect with my family, kin and relations across Dharug Country.
As a Dharug woman and an Indigenous academic at Western Sydney University, I have witnessed various events in which Aboriginal staff and student contributions and achievements have been recognised and celebrated. I am always inspired and motivated by teachers and students who are open to truth-telling and willing to listen and learn from and with Aboriginal Peoples. However, I also find myself disheartened by the ways in which Aboriginal knowledges are often times underestimated, misinterpreted and/or misused.
In this essay I wish to draw the reader’s attention specifically to protocols and practices of offering a Welcome and an Acknowledgement to Country. To properly understand and appreciate the purpose and significance of these protocols, it is imperative that readers understand Aboriginal identity and belonging from an Aboriginal perspective. At the beginning of this essay, I introduced myself in two ways. Firstly, I offered an introduction that identifies my position as an academic in this institution and provides evidence of my academic qualifications. Secondly, I shared information that identifies my connection to Country, which is a necessary practice that occurs when Aboriginal peoples meet, especially for the first time. From this introduction, Aboriginal people gain an understanding of where and to whom I belong. They will work out if we are closely related or if they have familiar connections to me through Country. This introduction also enables me to express my respect and cultural accountability towards my Ancestors, Elders and Country.
Knowing and identifying one’s connection to Country is an integral part of identity. Tynan (2021, 597) informs us that ‘Country sits at the heart of coming to know and understand relationality as it is the web that connects humans to a system of Lore/Law and knowledge that can never be human-centric’. In addition, Carlson (2016, 146) advocates that the Aboriginal concept of belonging to the land is understood to separate and distinguish Aboriginal peoples from non-Aboriginal people and signifies our constitution with Aboriginal knowledge systems.
This is particularly pertinent when we consider the ways in which invasion and colonisation have impacted the lives and well-being of Aboriginal peoples. The forced removal of Traditional Custodians from Country with the enforcement of Western Laws has resulted in much damage and, in many cases, irreparable destruction to Aboriginal Countries, cultures, languages, and protocols. Further, Aboriginal identity is now often inaccurately and inappropriately described or prescribed by non-Indigenous peoples or organisations in positions of power and influence, such as educators, politicians and the media (Behrendt 2016; Carlson 2016; Moreton-Robinson 2015; Shay et al. 2021).
Thus, protocols such as offering a Welcome to Country enable Traditional Custodians to express and establish their connection, rights and accountabilities to Country as they speak with and on behalf of their Country, Ancestors and Elders. Similarly, an Acknowledgement to Country provides non-Indigenous or Aboriginal visitors to that Country a genuine opportunity to express their recognition, respect and gratitude to the Traditional Custodians of the Country on which they are visiting, working and/or living on.
While it is not my position or intention to speak for all Aboriginal peoples, I hope that by sharing my understanding and experiences as a Dharug [ii] woman and academic, I can provide some clarity and perhaps provoke a deeper level of understanding of the cultural significance and difference between a Welcome and an Acknowledgement to Country.
For clarity, the main difference between a Welcome to Country and an Acknowledgement to Country is dictated by cultural protocols identifying who has the right and responsibility to offer a Welcome or Acknowledgment to Country. A Welcome to Country can only be offered by a Traditional Custodian of the land on which the meeting/event is taking place. For instance, as a Dharug woman, I am only able to offer a welcome at meetings/events conducted on Dharug Country. In contrast an Acknowledgement to Country can be offered by any Indigenous or non-Indigenous person. It is not dissimilar to you, the reader, either:
(i) welcoming someone into your home or
(ii) actively acknowledging the generosity of another who has welcomed you into their home.
In relation to who can offer a Welcome to Country, priority is usually assigned to Elders of that Country. However, if there are no Elders present, another Traditional Custodian of that Country can offer the welcome on behalf of their Elders and Ancestors. In some cases, the Elder may nominate a specific community member to offer the welcome on their behalf, which may be part of that person’s cultural training and development. It is important to note that there is no one way to offer a Welcome to Country. A welcome may include music, singing, dance or storying. The Traditional Owner offering the welcome may present some of the welcome in their traditional language. Depending on the event or occasion, a welcome may also involve a Smoking Ceremony. Importantly, the decision as to how a Welcome to Country will be presented is ultimately the role of the Traditional Custodians in attendance.
What is most significant about a Welcome to Country is that it is, in effect, a sharing of explicit cultural knowledge specific to the Aboriginal Nation on which an event/meeting occurs. A welcome provides insight into Aboriginal ways of knowing, being and doing; it identifies connections and accountabilities that the Traditional Custodians have with all entities, human and otherwise (Martin 2008; Wilson 2016; Yunkaporta 2019). A Welcome to Country shares intellectual knowledge of the physical, ancestral and spiritual histories and narratives of place and, in doing so, offers ‘safe passage’ to those that live, work and travel on or across Country. A welcome is a request that all people take care to understand and respect the cultural connections and protocols of the Traditional Custodians so that we can fulfil our accountability to Country. Thus, a Welcome to Country is more than words; it is the sharing of a knowledge system that has existed for many hundreds of thousands of years with the intention of continuing respectful relationships and growing strong reciprocal connections.
Although an Acknowledgement to Country can be offered by an Indigenous person with connections to a different Aboriginal or First Nations Country or by a non-Aboriginal person, there are cultural protocols that should be honoured. Firstly, it is important for the person offering the acknowledgement to position themselves. This means that you introduce yourself and share your ancestral connections. It is an important cultural protocol that Aboriginal peoples have practised in various ways since long before the invasion. It is an introduction of respect and reciprocity that enables us to identify our kin and spiritual connections to one another and to Country. Traditional Custodians who offer a Welcome to Country will also position themselves in this way, as it provides a form of cultural validation of their right to offer a welcome as opposed to an acknowledgement (Martin, 2008).
Following this, the person offering the acknowledgment must identify the Traditional Custodians of the Country and offer respect to their Elders, who have, do and will continue to walk the Country on which the meeting/event is held. Like with a Welcome to Country there is not one way to offer an Acknowledgement to Country. In my experience, the most well-received acknowledgements are not those that are recited from an overused script but those that are well-informed and express genuine respect and recognition. When an acknowledgement is offered because it is a compulsory component on the agenda, it is separated from the purpose and intentions of the meeting or event and, as a result, can come across as lip service or box-ticking. Like a Welcome to Country, an Acknowledgement to Country is more than words, it is meant to set the tone and intentions of the event or meeting with recognition of the sacred place (Country) on which it is hosted. To offer an Acknowledgement to Country does not require that you fully understand or abide by this worldview. A genuine Acknowledgement to Country expresses respect and values the existence and validity of an Aboriginal knowledge system and its peoples to the history, progress and future of all peoples living, visiting, working and/or studying in that place.
To offer a genuine Acknowledgement to Country requires that you consider a worldview that may be significantly different to your own and contemplate how this worldview can benefit and influence the way you see and engage in the world (Proud and Morgan 2021). It does not require you to give up your own cultural beliefs or practices. Rather, it provides an opportunity for you to broaden your mind and spirit by acknowledging and considering a way of being that has existed and continues to exist across this country since time immemorial. From my perspective, an Acknowledgement to Country is invaluable in that it enables non-Indigenous and Traditional Custodians from other nations to express their respect and understanding of the importance and value of local knowledges, languages and protocols to all people living, working and travelling in Australia.
To sum up, I would simply like to say that a Welcome or Acknowledgement to Country that is relegated to the ‘house-keeping’ section of a meeting or an Acknowledgment to Country that is recited off a standard fit-for-purpose script openly informs all those in attendance that the organisers and presenters of the event/meeting have not taken the time to understand, consider or value the lives, knowledges history and/or cultural protocols of the Traditional Custodians of the Aboriginal Country on which they are privileged to live, work and play.
Didjerigur – (enough)
[i] Đây là cách tôi được dạy để giới thiệu bản thân bằng tiếng Dharug và tôi không khẳng định rằng đây là cách duy nhất đúng để nói hoặc viết ngôn ngữ này (cách viết của tôi chủ yếu là ngữ âm). Do bị xâm lược và thực dân hóa, sự thống trị của tiếng Anh và kì vọng chỉ giao tiếp bằng Anh, tiếng Dharug đã bị quên lãng. Ngày nay, chúng tôi đang nỗ lực phục hồi tiếng Dharug trên khắp đất nước Dharug để củng cố mối liên hệ của mình với cội nguồn.
[i] This is the way I have been taught to introduce myself in Dharug language and I make no claim that this is the only true and correct way to speak or write this language (my spelling is mostly phonetic). As a result of invasion and colonisation Dharug language was silenced with the domination of and expectation to communicate only in the English language. Today there are a number of efforts being undertaken across Dharug Country to reignite and revitalise Dharug language so that we can strengthen our connections with and across Dharug Country.
[ii] Vì tôi là một phụ nữ Boorooberongal của Quốc gia Dharug, tôi không thể đại diện cho tất cả các dân tộc thổ dân
[ii] As I am a Boorooberongal woman of the Dharug Nation, I cannot speak for all Aboriginal peoples
References
Behrendt, Larissa. 2016. Finding Eliza: Power and colonial storytelling. Univ. of Queensland Press.
Carlson, Bronwyn. 2016. The politics of identity : who counts as Aboriginal today? Aboriginal Studies Press.
Martin, Karen. 2008. Please knock before you enter: Aboriginal regulation of outsiders and the implications for researchers. Post Pressed.
Moreton-Robinson, Aileen. 2015. The White Possessive Property, Power, and Indigenous Sovereignty. University of Minnesota Press. http://www.jstor.org/stable/10.5749/j.ctt155jmpf
Proud, Aunty Denise, and Ann Morgan. 2021. Critical self-reflection. A foundational skill. In M. Shay & R. Oliver (Eds.), Indigenous Education in Australia. Learning and Teaching for Deadly Futures (pp. 39-50). Routledge.
Shay, Marnee, Grace Sarra, & Annette Woods. 2021. Strong Identities, strong futures. Indigenous identities and wellbeing in schools. In M. Shay & R. Oliver (Eds.), Indigenous Education in Australia. Learning and Teaching for Deadly Futures (pp. 63-75). Routledge.
Tynan, Lauren. 2021. What is relationality? Indigenous knowledges, practices and responsibilities with kin. Cultural Geographies, 28(4), 597-610. https://doi.org/10.1177/14744740211029287
Wilson, Shawn. 2016. Using Indigenist Research to Shape Our Future. In Gray, Mel, John Coates, Michael Yellow Bird, and Tiani Hetherignton (Eds.), Decolonizing Social Work. Routledge. London. https://doi.org/10.4324/9781315576206
Yunkaporta, Tyson. 2019. Sand talk : how Indigenous thinking can save the world. Text Publishing. Melbourne, Victoria.
Disclaimer: Translated into Vietnamese by Thi Tho Vu. Issues journal shall not be responsible for any inaccuracies or errors, both direct and indirect, in the translation. If any questions arise concerning the accuracy of the information presented by the translated version, please refer to the English content of the same.